Cách tính điểm học sinh giỏi cấp 2 2020
Từ 10/2020 thay đổi tiêu chí cách xếp loại học sinh giỏi
Trở thành học sinh với học lực Giỏi được ghi nhận qua các bằng khen là mục tiêucủa nhiều bạn trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường.
Vừa qua,Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành trong Thông tư 26 sửa đổi về tiêu chí xếp hạng học sinh giỏi. Đây được đánh giá là một tín hiệu tích cực thúc đẩy sự nỗ lực của các bạn học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
>> Xem thêm:Được học sinh giỏi, đạt trung bình môn 9,6 điểm vẫn bị ba mẹ chê
Cải cách mới trong tiêu chí xếp hạng học sinh giỏi
Theo Thông tư 26 sửa đổi vừa được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành áp dụng từ ngày 11 tháng 10 năm 2020 bắt đầu từ năm học 2020 - 2021, Ngoại ngữtrở thành môn học chính đi cùng với Toán và Văn để xét danh hiệu học sinh giỏi. Ngoài ra, để có thể đạt được danh hiệu này thì các học sinh bên cạnh việc có học lực trung bình tất cả các môn trên 8 phẩyvàchỉ cần 1 trong 3 môn kể trên cũng trên 8 phẩylà đủ điều kiện để được xét điểm học lực Giỏi.
Đây được xem là bước cải cách mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo trong thông tư 26 sửa đổi lần này. Thay vì như trước đây, học sinh bên cạnh việc đạt được điểm trung bình cho tất cả các môn thìđiểm Toán hoặcVăn cũngphải có con số từ 8 phẩy trở lên.
>> Có thể bạn chưa biết:Miễn học phí cho các bé từ mầm non 5 tuổi đến THCS diện cận nghèo
Cơ hội cho các học sinh chuyên, lớp chọn cũng như học lực khá, trung bình
Ngoại ngữ không chỉ là môn học chính để xét điều kiện học sinh giỏi mà còn được áp dụng cho cả các danh hiệu khá và trung bình. Cụ thể, điểm trung bình cho các danh hiệu này vẫn được giữ nguyên theo thông tư cũ lần lượt ở điểm 6,5 và 5 trở lên. Ngoại ngữ được đưa vào danh sách môn học chính và cũng chỉ cần 1 trong 3 môn Toán, Văn cùng Ngoại Ngữ đạt chuẩn ở số điểm tương tự như trênlà đãđủ điều kiện.
Với các bạn học sinh trường chuyên thì bên cạnh việc sẽ theo điều kiện của xét học lực Giỏinhư các lớp thường thì cần có thêm điểm môn học chuyên trung bình từ 8 trở lên mới đạt được danh hiệu này.
>> Đừng bỏ lỡ:Từ 1/11/2020: Học sinh vi phạm không còn bị phê bình trước lớp, trường
Có thể nói, những cải cách trong Thông tư 26 sửa đổi của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc đem Ngoại ngữ vào môn học chính cũng như chỉnh sửa và "nới lỏng" tiêu chí xét các danh hiệu đã và đang nhận rất nhiều sự quan tâm từ học sinh và phụ huynh. Đa số dư luận đều hưởng ứng và ủng hộ tích cực trước cải cách đổi mới đáng chú ý này.
Post a Comment